Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, hàng ngày con người thường sử dụng rất nhiều hóa chất, xà bông để tẩy rửa bồn cầu mà thường không để ý rằng các hóa chất này đã giết hại rất nhiều vi sinh vật lên men yếm khí tồn tại tư nhiên trong hầm chứa phân. Những vi sinh vật này giúp cho phân (chất thải hữu cơ) được khoáng hoá và trở thành các chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước. Nhờ đó hầm cầu lâu đầy và không bị hôi thối.
Việc tẩy rửa bồn cầu dĩ nhiên là điều cần phải làm (mang tính chất vệ sinh). Tuy nhiên, sau khi tẩy rửa bồn cầu, việc cần làm là phải bổ sung vi sinh phân giải nhằm mục đích gây lại hệ vi sinh tự nhiên. Vi sinh vật tuy nhỏ bé nhất trong sinh giới nhưng năng lực hấp thu và chuyển hoá thức ăn của chúng có thể vượt xa các sinh vật bậc cao.
Bacillus megaterium Saccharomyces cerevisiae
SƠ LƯỢC VỀ CÁC QUÁ TRÌNH VI SINH TRONG HẦM CHỨA PHÂN
Quá trình yếm khí
Các hệ thống yếm khí ứng dụng khả năng phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật trong điều kiện không có oxy. Quá trình phân hủy yếm khí chất hữu cơ rất phức tạp liên hệ đến hàng trăm phản ứng và sản phẩm trung gian. Tuy nhiên người ta thường đơn giản hóa chúng bằng phương trình sau đây:
Chất hữu cơ |
lên men -----------> yếm khí |
CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S |
Hỗn hợp khí sinh ra có thành phần như sau:
Methane (CH4) |
55,65% |
Carbon dioxide (CO2) |
35,45% |
Nitrogen (N2) |
0,3% |
Hydrogen (H2) |
0,1% |
Hydrogen Sulphide (H2S) |
0,1% |
Quá trình phân hủy yếm khí được chia thành 3 giai đoạn chính như sau:
1.Phân hủy các chất hữu cơ cao phân tử
2. Tạo nên các axít.
3.Tạo methane.
Giai đoạn I Thủy phân và lên men |
Giai đoạn II Tạo axid acetic, H2 |
Giai đoạn III Sinh CH4 |
Kết luận:
Sử dụng vi sinh vật định kỳ trong hầm cầu là một biện pháp rẻ tiền, hiệu quả cao, giúp chống đầy hầm cầu, giảm mùi hôi và hơn hết là giảm ô nhiễm môi trường.